Phục hồi chức năng sau gãy xương, bó bột | Vinmec

4.2 Bệnh nhân gãy xương được điều trị bảo tồn (bó bột)

2 – 8 tuần đầuNgười bệnh được bó bột và thực hiện phục hồi chức năng như sau:

  • Nhiệt trị liệu: Chườm lạnh ngắt quãng, ngày 3 – 5 lần, mỗi lần 10 – 20 phút để giảm đau, giảm phù nề và tăng cường dinh dưỡng cho cơ;
  • Tập luyện cơ, tập tĩnh có đẳng trường;
  • Tập các khớp và các cơ liên quan bổ trợ.

8 – 12 tuần tiếp theo:Lúc này, thường bệnh nhân được tháo bỏ bột và thực hiện phục hồi chức năng như sau:

  • Nhiệt trị liệu: Chườm nóng để tăng cường dinh dưỡng, làm mềm các tổ chức cơ quan xung quanh và giúp việc tập luyện đạt hiệu quả cao hơn
  • Tập sức mạnh cơ cho những nhóm cơ ít chịu tổn thương, tập phục hồi trước
  • Tập xoa bóp, nắn để đẩy mạnh lưu thông máu
  • Tập duy trì sức cơ và tạo thế cho các cơ vận động ở nhóm cơ tổn thương nặng.
  • Nếu việc luyện tập tiến triển tốt, có thể tăng cường độ và biên độ luyện tập hơn. Khoảng thời gian này cơ còn yếu nên bệnh nhân cần tập luyện nhiều hơn để vận động linh hoạt
  • Có thể tập thêm các lực đối kháng nhau như các đoạn dây thun co giãn để cải thiện sức mạnh cơ bắp
  • Tập vận động, chịu lực tỳ đè tăng dần với những xương bị tổn thương.

Sau 12 tuần

  • Duy trì việc tập luyện cải thiện sức mạnh của cơ và khả năng chịu lực của xương
  • Luyện tập các hoạt động trị liệu.

4.3 Với bệnh nhân gãy xương điều trị phẫu thuật

Thông thường, bệnh nhân được bất động sau phẫu thuật và nhiều trường hợp phải bó bột do kết xương không vững. Nếu người bệnh bị bó bột tăng cường sau phẫu thuật thì chỉ định tập phục hồi chức năng như bệnh nhân điều trị bảo tồn. Còn nếu người bệnh kết xương vững có thể tập luyện theo hướng dẫn sau:

1 tuần đầu tiên

  • Nhiệt trị liệu: Chườm lạnh ngắt quãng, ngày 3 – 5 lần, mỗi lần 10 – 20 phút để giảm đau, giảm phù nề và tăng cường dinh dưỡng cho cơ
  • Tập luyện cơ, tập tĩnh có đẳng trường
  • Tập luyện thêm các khớp, cơ liên quan bổ trợ và những khớp có thể tập.

Người bệnh lưu ý cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ phẫu thuật.

2 – 4 tuần tiếp theo

Đây là thời điểm bệnh nhân thường được giải phóng sự bất động. Có thể tập phục hồi chức năng như sau:

  • Nhiệt trị liệu: Chườm nóng để tăng cường dinh dưỡng, làm mềm các tổ chức cơ quan xung quanh và giúp việc tập luyện đạt hiệu quả cao hơn
  • Tập sức mạnh cơ
  • Tập xoa bóp và nắn để đẩy mạnh lưu thông máu
  • Nếu việc luyện tập có tiến triển tốt thì có thể tăng cường độ và biên độ luyện tập hơn. Khoảng thời gian này cơ còn yếu nên bệnh nhân cần tập luyện nhiều hơn để vận động linh hoạt hơn;
  • Tập chịu lực tì đè với các xương gãy (theo chỉ định của bác sĩ).