Trẻ bị ho và nôn về đêm: Bố mẹ phải làm gì? – YouMed

Trẻ bị ho và nôn về đêm thường khiến cho bố mẹ lo lắng. Vậy ban đã biết cách xử lý khi gặp trường hợp này chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Bác sĩ Phan Văn Giáo nhé!

Nguyên nhân làm trẻ bị ho và nôn về đêm

1. Ho khan và ho có đờm

Con bạn có thể chỉ bị ho nhẹ trong ngày. Tuy nhiên, cơn ho có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, khiến trẻ bị nôn. Điều này có thể xảy ra cho dù con bạn bị ho khan hay ho có đờm.

Trẻ bị ho khan có thể trở nên tồi tệ hơn nếu con bạn có thói quen thở bằng miệng. Hít thở bằng miệng khi ngủ khiến cổ họng của trẻ bị khô và khó chịu. Điều này gây ra ho nhiều hơn, do đó khiến con bạn có thể nôn trên giường.

Trong trường hợp ho có đờm – thường do cảm lạnh hoặc cúm – kèm theo tiết nhiều chất nhầy. Chất nhầy sẽ chảy vào đường thở, dạ dày và có thể tích tụ khi con bạn ngủ. Quá nhiều chất nhầy trong dạ dày gây ra những đợt buồn nôn và nôn.

2. Trào ngược acid dạ dày

Trào ngược acid dạ dày (ợ chua) có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Trào ngược acid dạ dày có thể gây kích ứng cổ họng, khiến trẻ bị ho và nôn về đêm.

Điều này xảy ra vào đêm khi con bạn ăn thứ gì đó có thể gây trào ngược acid. Một số loại thực phẩm kích thích dạ dày tạo ra nhiều acid. Điều này có thể gây ra ợ nóng không thường xuyên ở một số trẻ nhỏ.

Thực phẩm có thể cho con bạn và cả bạn xuất hiện chứng ợ nóng bao gồm:

  • Đồ chiên;
  • Đồ ăn nhiều chất béo;
  • Phô mai;
  • Sô cô la;
  • Bạc hà;
  • Cam và các loại trái cây có múi khác;
  • Cà chua và nước sốt cà chua.

Nếu con bạn thường xuyên bị trào ngược acid dạ dày, chúng có thể có các dấu hiệu và triệu chứng khác như:

  • Đau họng;
  • Ho khan;
  • Hơi thở hôi;
  • Cảm lạnh thường xuyên;
  • Nhiễm trùng tai;
  • Thở khò khè;
  • Thở gấp;
  • Tiếng ồn ào trong lồng ngực;
  • Mất men răng;
  • Sâu răng.

3. Hen suyễn

Nếu con bạn bị hen suyễn, thì trẻ bị ho và nôn về đêm nhiều hơn. Điều này là do hệ hô hấp nhạy cảm hơn vào ban đêm khi con bạn đang ngủ. Những triệu chứng hen suyễn vào ban đêm đôi khi dẫn đến cảm giác nôn nao. Điều này có thể tồi tệ hơn nếu trẻ cũng bị cảm lạnh hoặc dị ứng.

Con của bạn cũng có thể có:

  • Tức ngực;
  • Thở khò khè;
  • Tiếng huýt sáo khi thở;
  • Khó thở;
  • Khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc;
  • Mệt mỏi;
  • Cáu kỉnh;
  • Lo lắng.
Hen suyễn có thể gây ho và nôn vào ban đêm ở trẻ em
Hen suyễn có thể gây ho và nôn vào ban đêm ở trẻ em

Xem thêm: Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Những điều cha mẹ cần biết

4. Ngủ ngáy, có hoặc không có chứng ngưng thở

Nếu con của bạn phát ra âm thanh giống như tiếng đoàn tàu khi đang ngủ, bạn hãy chú ý. Trẻ có thể mắc chứng ngủ ngáy từ nhẹ đến nghiêm trọng vì một số lý do. Những nguyên nhân này sẽ biến mất hoặc thuyên giảm khi những đứa trẻ lớn lên. Nếu con bạn bị ngưng thở khi ngủ, trẻ có thể phải thở bằng miệng, đặc biệt là vào ban đêm. Điều này có thể dẫn đến trẻ bị ho và nôn về đêm.

Ở một số trẻ ngay cả khi không bị ngưng thở khi ngủ, ngáy cũng có thể gây khó thở. Trẻ có thể thức dậy đột ngột với cảm giác như bị nghẹt thở. Điều này có thể khiến trẻ hoảng sợ, ho và nôn nhiều hơn.

Trẻ em bị dị ứng hoặc hen suyễn có thể dễ ngủ ngáy hơn vì lúc này, trẻ thường xuyên bị ho nghẹt mũi và tắc nghẽn đường thở.

Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ và có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng, nhưng nó được xem là một phản xạ tốt giúp tống xuất các chất bẩn và vi trùng ra khỏi đường thở. Tìm hiểu ngay bài viết của bác sĩ Uyên Tâm để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị ho.

Phương pháp điều trị cho trẻ bị ho và nôn về đêm

Các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ bị ho và nôn về đêm tại nhà bao gồm:

  • Hạn chế ăn uống trước khi đi ngủ có thể gây trào ngược acid;
  • Cẩn trọng với các chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông tơ, lông vũ, lông động vật;
  • Tránh khói thuốc, hóa chất và ô nhiễm không khí khác.

Nếu tình trạng ho và nôn có vẻ liên quan đến việc ăn một số loại thực phẩm nhất định, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa để xem liệu đây có phải là loại thực phẩm mà con bạn nên tránh hay không.

Cho trẻ uống từng ngụm nước để trẻ ngậm nước sau khi nôn. Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh bị ho, bạn có thể cho chúng uống dung dịch bù nước như Oresol. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với trẻ sơ sinh bị nôn mửa hoặc tiêu chảy kéo dài hơn qua đêm.

Một số trẻ bị ngưng thở khi ngủ có hàm nhỏ hơn và các vấn đề về miệng khác. Điều trị nha khoa hoặc đeo băng giữ miệng có thể giúp chấm dứt chứng ngủ ngáy.

Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa
Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa

Nếu con bạn bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn về các loại thuốc tốt nhất và khi nào nên sử dụng chúng để giảm các triệu chứng vào ban đêm. Ngay cả khi con bạn chưa được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu chúng thường xuyên bị ho vào ban đêm. Một số trẻ bị hen suyễn hầu như khỏe vào ban ngày và triệu chứng chính của chúng – hoặc thậm chí là duy nhất – là ho và nôn vào ban đêm.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Trẻ bị ho về đêm không phải là một trường hợp khẩn cấp y tế. Tình trạng trẻ bị ho lâu ngày có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như tinh thần của cha mẹ. Nếu nó kèm theo các triệu chứng khác, hãy tìm đến bác sĩ ngay lập tức:

  • Ho ra máu;
  • Khó thở hoặc thở nhanh;
  • Môi, mặt hoặc lưỡi chuyển sang màu xanh lam hoặc sẫm màu;
  • Triệu chứng mất nước.

Khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ em với sức đề kháng yếu sẽ dễ bị mắc bệnh. Chia sẻ nỗi lo đó cùng các bậc phụ huynh, xin gửi đến mọi người danh sách các bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín, chất lượng trên địa bàn TPHCM.