Tự chủ tài chính là gì? Chế độ tự chủ tài chính đối với cơ quan nhà nước?

Nhằm mục đích chính đó để có thể khuyến khích, tạo điều kiện, thiết lập môi trường hoạt động bình đẳng, cạnh tranh cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật tạo ra hành lang pháp lý vững chắc về cơ chế tự chủ. Trong đó, tự chủ tài chính là chế định quan trọng của cơ chế tự chủ và việc tự chủ tài chính cũng đã đem đến những ý nghĩa quan trọng. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Tự chủ tài chính là gì?

Tự chủ tài chính là một trong những cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị sự nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về các khoản thu, khoản chi của đơn vị mình trong khuôn khổ mà pháp luật quy định.

Cơ chế tự chủ tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đơn vị sự nghiệp nói riêng, thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung. Cụ thể như sau:

Xem thêm: Cơ chế tự chủ là gì? Cơ chế tự chủ tài chính của cơ quan nhà nước

– Tạo thế chủ động cho đơn vị sự nghiệp trong việc sử dụng các nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ đó, nó đã góp phần phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu, nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động. Không chỉ vậy mà còn phát huy tính sáng tạo, năng động trong việc xây dựng và phát triển đơn vị mình.

– Nhằm mục đích để thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

Mức độ tự chủ tài chính:

Để phù hợp với khả năng của từng đơn vị, pháp luật quy định các mức tự chủ tài chính khác nhau. Theo quy định hiện hành, tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp gồm 4 mức độ cơ bản được nêu dưới đây:

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên.

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chi phí).

– Tự chủ tài chính đối với đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp).

Xem thêm: Chính sách ưu đãi trong giáo dục của con thương binh

Trong đó, pháp luật quy định cụ thể các nguồn tài chính, việc sử dụng nguồn tài chính cụ thể tương ứng đối với từng mức độ.

Bên cạnh đó thì thực chất t`ự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập còn được thể hiện qua các hoạt động giao dịch tài chính.

3. Quy định mới về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: